Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Kiểm Hóa Là Gì, Hàng Kiểm Hóa Thủ Tục Có Phức Tạp Không?

Kiểm Hóa Là Gì, Hàng Kiểm Hóa Thủ Tục Có Phức Tạp Không?

  • bởi

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chắc chắn đã không còn xa lạ với việc kiểm hóa trong quá trình làm thủ tục thông quan đưa hàng về kho. Nhưng thực tế,  hải quan đang áp dụng các mức kiểm hóa như thế nào. Khi nào thì bị kiểm hóa 5%, 10% hay kiểm hóa toàn bộ lô hàng, làm xuất nhập khẩu không có kiến thức dễ mất tiền hơn chơi sổ số.

Xem thêm: Kỹ Thuật Làm Sale Xuất Nhập Khẩu Giỏi Cho Người Mới Bắt Đầu

Kiểm hóa thường gặp với loại hình xuất nhập khẩu đường biển đặc biệt với doanh nghiệp lần đâu xuất nhập khẩu

I. Khái niệm về kiểm hóa trong xuất nhập khẩu 

Khi lên tờ khai hải quan sẽ phân ra ba luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Đối với luồng đỏ thì các cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng. Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn sẽ làm tờ kê khai hải quan trong đó thể hiện đầy đủ tên hãng, nhãn hiệu, model, số lượng, đơn giá, mã HS, thuế suất…Hải quan sẽ dựa vào tờ kê khai này để xem xét tính chính xác, độ thực tế của lô hàng mà quyết định cho doanh nghiệp đem hàng về kho hay không.

Làm xuất nhập khẩu nhất định phải biết về kiểm hóa và cách xử lý tình huống này kiểm hóa là gì

Làm xuất nhập khẩu nhất định phải biết về kiểm hóa và cách xử lý tình huống này

II. Các loại kiểm hóa thường gặp cần biết 

Hiện nay, hải quan đang áp dụng 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi chiếu container (kiểm soi)- ít tốn  kèm   và kiểm hoá thủ công- rất tốn kém.

2.1: Kiểm hóa soi bằng máy soi chiếu

Kiểm soi là hình thức kiểm hóa bằng phần mềm tự động. Doanh nghiệp sẽ làm thủ tục để kéo hàng đến trạm máy soi. Trường hợp này container sẽ không cần phải cắt chì niêm phong. Hải quan sẽ dựa vào kết quả phân tích hình ảnh để quyết định có thông quan hay không. Nếu thấy nghi ngờ, hải quan sẽ yêu cầu chuyển sang kiểm hóa thủ công một lần nữa. Trường hợp này sẽ mất rất nhiều chi phí vì kểm tra hai lần.

kiểm hóa thông quan bằng máy soi

Kiểm hóa thông quan bằng máy soi

2.2: Kiểm hóa thủ công

Kiểm hóa thủ công doanh nghiệp sẽ mang container xuống hạ tại bãi chỉ định. Tại đây cơ quan hải quan sẽ trực tiếp đi xuống và cắt chì mở container kiểm tra. Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá mà hải quan sẽ yêu cầu kiểm một phần lô hàng 5%, 10%, là doanh nghiệp sẽ mở ra một vài kiện hàng bất kỳ trong container để hải quan xem xét. Trường hợp hàng đang nhạy cảm như thùng loa kẹo kéo hiện nay thì hải quan sẽ yêu cầu kiểm hóa 100% lô hàng. Là kiểm hết tất cả kiện hàng có trong container.

Kiểm hóa thủ công rất tốn kém chi phí bốc xếp hàng hóa, lấy mẫu sản phẩm ...vinhphucdt8

Kiểm hóa thủ công rất tốn kém chi phí bốc xếp hàng hóa, lấy mẫu sản phẩm …

Bạn có thể tham khảo thêm về kiểm hóa trong thông tư 128/2013/TT-BTC

2.3  Một số lưu ý khi kiểm hóa hàng cần biết

  • Trước khi kiểm hóa hãy chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Chủ hàng nên chủ động cho người xuống tìm bãi hạ container trước và trực sẵn ở đó để đợi hải quan xuống kiểm tra vì hải quan sẽ bõ đi nếu không thấy mình.
  • Xem lại số lượng, loại hàng, quy cách đóng gói, giá mua, thuế khai báo để khi hải quan hỏi doanh nghiệp sẽ giải trình được.
  • Đặc biệt, phải chủ ý đến tem nhãn mác của sản phẩm. Khi kiểm tra thực tế, hàng hóa sẽ phơi bày trước mặt nên hải quan sẽ chú ý đến vấn đề này đầu tiên. Hàng đã ở trong container sẽ không thể sữa đổi nhưng biết trước để doanh nghiệp chủ động đưa ra phương án xử lý trước trính tình trạng bị trục xuất hàng hỏi lãnh thổ Việt Nam. Các văn bản tham khảo quy định về tem mác sản phẩm:
  • ” -Nghị định 89/2006/NĐ-CP, khoản 1, điều 11 – Quy định về nhãn mác hóa hàng
    -Thông tư 09/2007/TT-BKHCN – Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về nhãn hàng hoá theo nghị định 89.
    – Nghị định 127/2013/NĐ-CP, điểm e Khoản 5 Điều 14 – quy định về mức xử phạt vi phạm về nhãn hàng nhập khẩu”
  • Đem theo vật dùng cần thiết như băng keo, dao cắt giấy, chì để niêm phong lại container sau khi kiểm hóa.

III,  Nội dung kiểm hóa  hàng khi nhận quyết định từ hải quan

Theo nguyên tắc hàng chỉ kiểm hóa khi gặp luồng đỏ nhưng nhiều trường hợp cán bộ hải quan có nghi nghờ về xuất xứ và tình trạng hàng có thể quyết định bẻ luồng ra quyết định kiểm hóa dù bạn có là luồng vàng hay luồng xanh.

3.1 Phân loại luồng tờ khai trong xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới thông báo kiểm hóa

Một số lưu ý bạn cần biết về các loại phân luồng trong khai báo và nguyên tắc kiểm hóa như sau:

Luồng xanh: xanh có điều kiện và không điều kiện.

Xanh không điều kiện: Doah nghiệp lấy  hàng tại cảng không phải làm gì thêm đó là lý thuyết nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn phải chuẩn bị chứng từ đầy đủ dấu và chữ ký của chủ hàng, trình lên cán bộ hải quan nhận xác nhận thì mới được lấy hàng. ( Gọi là thủ tục đổi lệnh),công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, có điều thời gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ nhanh hơn nếu  thấy thông tin trên tờ khai không có vấn đề gì).

Xanh có điều kiện:  Doanh nghiệp phải xuất trình  chứng từ bổ sung như: giấy nộp thu, chứng từ, bill, lệnh giao hàng … Với loại luồng xanh này tại hi cục hải quan để làm thủ tục.

Luồng vàng: với luồng này, bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ như  luồng  xanh có điều kiện.

Luồng đỏHàng vào luồng đỏ chắc chắn doanh nghiệp phải kiểm hóa hàng  rồi, không ai thích như vậy vì mất thêm rất nhiều chi phí nổi – chìm khi làm việc với cơ quan chức năng. Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy trước và tùy vào mức độ sẽ quyết định kiểm tra hàng  Đây là mức độ kiểm tra cao nhất.

  • 1, Các bước thực  hiện như sau:  Hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa.
  • 2, Doanh nghiệp xuống cảng làm thủ tục hạ cont hàng đưa vào khu kiểm hóa
  • 3, Liên hệ với cản bộ hải quan tại đội kiểm hóa làm thủ tục kiểm tra.

Chủ hàng cần chuẩn bị các tình huống có thể sảy ra khi nhận thông báo kiểm hóa Đàm phán là khâu quan trọng trong ký kết giao dịch xuất nhập khẩu

Chủ hàng cần chuẩn bị các tình huống có thể sảy ra khi nhận thông báo kiểm hóa

3.2 Nội dung khi kiểm hóa  hải quan thường kiểm tra chủ hàng cần biết

1. Kiểm tra hải quan về tên hàng, mã số HS

2. Kiểm tra hải quan về lượng hàng hoá: Chỉ áo dụng khi máy soi của hải quan không xác định được hết khối lượng hàng hóa (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàng có lượng hàng lớn…) thì cơ quan hải quan dựa vào kết quả của  thương nhân giám định) để xác định.

3. Kiểm tra hải quan về chất lượng hàng hóa: Nếu không xác định được rõ về chất lượng hàng hóa thì hải quan sẽ yêu cầu  chủ hàng lấy mẫu hoặc cung cấp tài liệu (catalogue…), đưa cho thương nhân giám định thực hiện giám định.

Trường hợp kết luận của thương nhân giám định được 2 bên thống nhất thì sẽ không bàn cãi nhiều tuy nhiên một số trường hợp hải quan không đồng ý với kêt luận này  có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Kiểm tra hải quan về giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu: Hàng xuất nhập khẩu đều thuộc danh mục cấp phép của cơ quan nhà nước nên chủ hàng phải có giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hải quan đăng ký tờ khai và làm thủ tục hải quan căn cứ vào Giấy phép xuất khẩu.

Khi kiểm hóa chủ hàng phải trình đủ các giấy tờ có liên quan tới giấy chứng nhận xuất xứ 2-giay-chung-nhan-xuat-xu

Khi kiểm hóa chủ hàng phải trình đủ các giấy tờ có liên quan tới giấy chứng nhận xuất xứ

5. Đối với hàng hóa phải kiểm tra nhà nước vềcác loại hình thuộc kiểm tra chuyên ngành: – Cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết luận để làm thủ tục hải quan.

6. Kiểm tra hải quan về xuất xứ hàng hoá: Tham khảo chi tiết tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ. về Chứng nhận xuất xứ cần lưu ý 3 điểm sau:

  • 6.1: Xuất xứ thực tế của hàng mà khác với  xuất xứ khai báo hải quan nhưng nó vẫn có yếu tố thuộc vùng  lãnh thổ có chính sách ưu đãi với VN thì vẫn được áp dụng tuy nhiên sẽ có sự điều  chỉnh về thuế xuất
  • 6.2: Nếu có  nghi nghờ về C/0:  Trường hợp này sẽ cần xuất trình chứng từ để kiểm tra tuy nhiên sẽ không được ưu đãi thuế xuất nhưng vẫn được thông quan. Phần này thì doanh nghiệp phải xin xác nhận của cơ quan bên nước xuất  – nhập xác nhận để đầu Việt Nam có căn cứ lưu lại.  c
  • 6.3:_Nộp thiếu giấy chứng nhận xuất xứ C/0:  cơ quan hải quan chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập.
  • 6.4:  Trường hợp sau khi thông quan / giải phóng hàng / đưa hàng vềkho mà chủ hàng mới xuất trình C/0:   nếu được Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai chấp nhận thì chủ hàng sẽ  tự kê khai, tính lại thuế theo mẫu văn bản sửa chữa, khai bổ sung (mẫu số 10/KBS/2013 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này). – Hơi nhạy cảm phải có phí nổi chìm là chắc chắn.
  • 6.5:  Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định: Áp dụng với hàng thuộc diện phải kiểm tra bắt buộc về xuất xứ.

7. Kiểm hóa sẽ kiểm tra  hải quan về thuế xuất hải quan sẽ chú ý tơi các điều sau: 

  • 7.1,  Xem hàng có thuộc diện  áp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế
  • 7.2,  Hàng không thuộc đối tượng chịu thuế sẽ phải xem các điều kiện này  để xem có phải đóng thêm thu xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường không.
  • 7.3,  Nếu  hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuếthì sẽ bị soi rất kỹ bộ chứng từ
  • 7.4,  Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp: cái này nó khác với thuế xuất nhé căn cứ tính thuế là những yếu tố mà chủ hàng xác định để áp thuế cho hàng hóa đó ảnh hưởng trực tiếp tới số thuế xuất sẽ phải nộp.
  • 7.5,  Kiểm tra việc áp dụng văn bản xác định trước mã số, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa thuộc diện kiểm tra hồ sơ .

Khi kiểm tra thuế xuất hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng giải thích mã HScode nếu có nghi vấn về thuế thấp hương thực thu tra mã hs code

Khi kiểm tra thuế xuất hải quan sẽ yêu cầu chủ hàng giải thích mã HScode nếu có nghi vấn về thuế thấp hương thực thu

8. Trường hợp hàng  tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập  sẽ phải k mô tả cụ thể tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa lưu cùng hồ sơ hải quan. Khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, công chức hải quan kiểm tra hàng hóa, đối chiếu với  mô tả hàng hóa trên bộ hồ sơ hải quan tạm nhập, tạm xuất (do cơ quan hải quan lưu) và xác nhận hàng hóa tái xuất, tái nhập đúng với hàng hóa đã tạm nhập, tạm xuất để áo dụng một số trường hợp sau:

  • a) Miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • b) Chỉ kiểm tra hồ sơ hải quan.
  • c) Kiểm tra cả hồ sơ và kiểm hóa hàng hóa thực tế

Như vậy khi có quyết định kiểm hóa  thường sẽ có các  nước khác gồm: kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế xnk và kiểm tra thực tế hàng hoá ( kiểm hoá ).

Nêu bạn đang có lô hàng phải kiểm hóa thì đọc kỹ bài viết này tham vấn thêm từ một vài người có kinh nghiệm là sẽ biết hướng giải quyết ngay.

Nếu thấy bài viết hữu ích đừng ngại cho mình 5****** để  động viên tinh thần tác giả nhé.

Chúc bạn thành công ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *