Hàng về kho nhận thông báo kiểm tra sau thông quan với trường hợp hải quan có nghi vấn về giá trị hàng hóa sẽ yêu cầu kiểm tra sau thông quan. Trường hợp này doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì, doanh nghiệp vụ quan tâm có thể tham khảo bài viết nghiệp vụ tại đây.
Xem thêm: SOC,COC trên bill là gì, tính phí này như thế nào cho đúng nhất
Kiểm tra sau thông quan thường áp dung khi hải quan có nghi vấn về giá và xuất xứ hàng hóa với luồng xanh hoặc luồng vàng, luồng đỏ.Nếu có nghi nghờ gian lận doanh nghiệp sẽ được hải quan thông báo kiểm tra và doanh nghiệp phải thực hiện giải trình các vấn đề đó bằng chứng từ hồ sơ được lưu trong thời hạn không quá 5 năm.
I. Kiểm tra sau thông quan là gì? Vì sao phải tiến hành kiểm tra sau thông quan?
Trong những năm gần đây, sự ra đời của các Hiệp định song phương và đa phương như GATT, CEPT, AFTA… đã thúc đẩy thương mại hàng hóa quốc tế phát triển tuy nhiên lại đòi hỏi giảm bớt thúc tục phiền hà, giải phóng hàng ra khỏi các cửa khẩu càng nhanh càng tốt. Mặt khác, theo Hiệp định trị giá GATT khi chưa có đầy đủ bằng chứng để phủ định trị giá hàng hoá do chủ hàng khai báo Hải quan không để áp đặt trị giá tính thuế mà phải chấp nhận trị giá hải quan do chủ hàng khai báo. Và có nhiều chứng từ chỉ phát sinh sau khi hàng hoá đã được giải phóng ra khỏi cửa khẩu hải quan hoặc bán cho người thứ ba. Vì vậy, hình thức kiểm tra sau thông quan đã ra đời nhằm mục đích đối chiếu lại tính xác thực về thông tin hàng hóa doanh nghiệp đã khai báo trong quá trình làm thủ tục hải quan so với chứng từ thực tế khi đưa hàng về kho.
Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại hải quan, chứng từ kế toán, ngân hàng của các lô hàng đã thông quan. Những chứng từ này do các chủ thể (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ.
1.2 Đối tượng kiểm tra sau thông quan
Theo thông tư 38 – Bộ tài chính thì có các đối tượng kiểm tra như sau:
Các chủ thể liên quan trực tiếp đến kinh doanh XNK chính là các chủ hàng XNK (doanh nghiệp và /hoặc cá nhân).
Các chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu có thể là (nhưng không chỉ giới hạn trong các đối tượng này) :
– Các đại lý khai thuê/ môi giới hải quan : nắm giữ các chứng từ thương mại hải quan, các thông tin khác về hàng hoá và trị giá.
– Các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác : nắm giữ các thông tin giao dịch trước khi hợp đồng thương mại và hợp đồng thương mại…
– Các doanh nghiệp kho vận ngoại thương : nắm giữ các chứng vận chuyển hàng hoá, số lượng bản chất chủng loại đơn giá, tổng trị giá hàng hoá.
– Các hãng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu : phát hành và lưu giữ chứng từ vận chuyển, hành trình của con tàu, cước phí vận tải (để xác định trị giá hải quan và xuất xứ hàng hoá), biên bản hải sự, báo cáo tổn hại hàng hoá (để xem xét trường hợp tổn thất trị giá thương mại của hàng hoá – một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giảm thuế thường bị lạm dụng).
– Các hãng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu : nắm giữ các chứng từ bảo hiểm, phí bảo hiểm (một yếu tố cấu thành của trị giá hàng quan) và các chứng từ khác (Trị giá cần bảo hiểm – Insurable Value, Số tiền bảo hiểm – Amount Insued…) để xác định trị giá hải quan, mối quan hệ thương tác về thời gian ghi trên chứng từ bảo hiểm với thời gian ghi trên các chứng từ khác có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiệp vụ xét đoán chứng từ.
– Các ngân hàng thương mại : nắm giữ các chứng từ ghi nhận số tiền thực tế đã chuyển trả cho người xuất khẩu, tiền bán hàng xuất khẩu trên thị trường nội địa để từ đó có thể phân tích tìm ra trị giá hải quan và các thông tin khác.
– Cơ quan thuế nội địa : nắm giữa các thông tin về giá bán hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa, thuế giá trị gia tăng đầu vào – đầu ra, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp giúp cho việc phân tích xác định trị giá hải quan.
– Người mua hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa : giá thực tế đã mua hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa từ đó phân tích để tìm ra giá nhập khẩu, chủng loại xuất xứ của hàng hoá thực tế đã mua để đối soát với những thông tin này trên hồ sơ hải quan.
– Các cơ quan, tổ chức giám định hàng hóa…
Theo luật pháp của nhiều nước thì các đối tượng có liên quan trực tiếp đến thương mại quốc tế (người nhập khẩu/người ủy thác) là đối tượng trực tiếp của kiểm tra sau thông qua, các đối tượng khác có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ và cung cấp các thông tin cần thiết khi cơ quan Hải quan yêu cầu.
II. Các hình thức kiểm tra sau thông quan
Cơ quan Hải quan có quyền quyết định kiểm tra tại Trụ sở Cơ quan Hải quan hoặc tại cơ sở của Doanh Nghiệp.
Với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, thuộc diện phải kiểm tra sẽ do Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan xét duyệt.
Cục trưởng Cục Hải quan sẽ có thẩm quyển quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan
Kết quả kiểm tra sau thông quan
Trong trường hợp doanh nghiệp bị kiểm tra có hồ sơ, chứng từ, giải trình để chứng mình được nội dung là đúng theo tờ khai hải quan thì sẽ được thông quan, thông báo kết quả kiểm tra.
Trường hợp hải quan sẽ bác tờ khai của doanh nghiệp với các trường hợp:
Doanh nghiệp không cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc không giải trình, chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng, hoặc chứng từ không hợp pháp. Sự mâu thuẫn, không đồng nhất giữa nội dung khai hải quan đối với chứng từ cung cấp cho cơ quan hải quan kiểm tra.
Doanh nghiệp khai sai bản chất, chủng loại, số lượng, trị giá hàng hóa…so với thực tế.
Đối với các trường hợp vi phạm như vậy tùy theo lỗi nặng nhẹ sẽ phải hoàn thuế, xử phạt hành chính hoặc tham vấn giá lại tất cả các lô hàng trước đó.
III. Hồ sơ chuẩn bị khai chứng từ hải quan sau thông quan
Việc kiểm tra sau thông quan sẽ diễn ra tại doanh nghiệp các nghiệp vụ trong vòng 5 năm
Doanh nghiệp nhận được yêu cầu kiểm tra sau thông quan cần chuẩn bị các bước sau:
1. Giấy ủy quyền doanh nghiệp ký cho người đại diện đi kiểm tra STQ trong đó nêu rõ người đại diện có đủ thẩm quyền kí các quyết định liên quan đến việc KTSTQ.
- Bộ hồ sơ chứng từ khai nhập khẩu, xuất khẩu trong bảng kê gồm: Hợp đồng, tờ khai hải quan, invoice, packing list, vận đơn, CO, chứng từ thanh toán và tài liệu liên quan ….
- Toàn bộ chứng từ trao đổi hàng hóa, đàm phán mua bán với doanh nghiệp chứng minh việc khai báo doanh nghiệp
- Danh sách tờ khai loai hình xuất nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tớ khai, tên loại hình, mã nguyên liệu/ sản phẩm, mã HS, tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, số hợp đồng gia công, ngày hợp đồng gia công
- Bảng kê các tờ khai hủy, tờ khai trùng, tờ khai loại hình tái xuất trả nguyên vật liệu
- Các mức phân bổ định mức sản xuất trong các công đoạn kiểm tra
Quy trình báo cáo những định mức khai báo theo hồ sơ thuyết minh, báo cáo quá trình xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải tại công ty kèm theo hồ sơ, hợp đồng, chứng từ đi kèm khi tiêu hủy, chuyển tiêu thụ nội địa, xuất trả…
Những quy trình sản xuất, luân chuyển nguyên liệu vào sản xuất, kèm hồ sơ chứng minh
Bảng thống nhất mã nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kho, kế toán của công ty (Lưu ý mã nguyên vật liệu, sản phẩm theo loại hình gia công để riêng sang bảng khác)
Chứng từ kế toán kèm theo bộ hồ sơ:
– Báo cáo tài chính các năm trong giai đoạn kiểm tra: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm tài chính, các loại sổ kế toán, sổ quỹ, chứng từ kế toán các loại liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, với khách hàng trong nước,… các loại sổ, phiếu theo dõi nhập kho- xuất kho nguyên phụ liệu, nhập kho- xuất kho thành phẩm, báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, thành phẩm trong giai đoạn kiểm tra. Sổ theo dõi, chứng từ thực hiện việc mua bán, thanh toán nguyên phụ liệu cung ứng trong nước, vận chuyển nội địa,…
– Các báo cáo đệ trình kế hoạch sản xuất của từng bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mua trong nước, sản phẩm xuất khẩu.
– Báo cáo xuất nhập tồn của nguyên liệu , vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phẩm dở dang trên chuyển thành phẩm tồn kho khi kết thúc năm tài chính và đến thời điểm kiểm tra của bộ phận kho, kế toán, đối với thành phẩm bán dở dang, sảm phẩm dở dang, thành phẩm được quy đổi về nguyên liệu vật tư ban đầu tại khâu nhập khẩu hoặc mua trong nước bằng bản giấy hoặc bản mềm.
Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao, sao y bản chính bao gồm chứng từ lần đầu và những lần thay đổi. Các loại giấy tờ về tư cách pháp nhân của công ty: Người đại diện, giấy phép đầu tư, đăng kí kinh doanh, kho bãi (Kho nguyên vật liệu, sản phẩm,. Phế liệu,…) Các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Hồ sơ tài liệu khác có liên quan phát sinh trong quá trình kiểm tra khi đoàn kiểm tra yêu cầu.
CHUẨN BỊ SỔ SÁCH KẾ TOÁN.
– Sổ chi tiết các tài khoản 611, 151, 152, 155, 131, 331.
– Sổ cái tài khoản liên quan 111, 112, 621, 622, 627, 154, 632.
– Sổ chi tiết tài khoản 154 theo đối tượng tập hợp chi phí
– Sổ chi tiết tài khoản theo dõi nguyên liệu, hàng hóa của thực hiện hợp đồng gia công.
Trên đây là quy trình kiểm tra sau thông quan chi tiết bạn có thể tham khảo. Xin cảm ơn !