Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Quy Trình Làm Hàng Nhập Khẩu Đường Sea Với Hàng Nguyên Cont Và Hàng Lẻ

Quy Trình Làm Hàng Nhập Khẩu Đường Sea Với Hàng Nguyên Cont Và Hàng Lẻ

  • bởi

Bạn là chủ hàng hay mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu, chưa rõ về quy trình làm làm hãng  xuất, nhập khẩu đường biển áp dụng cho hang đi nguyên container (FCL) và hàng đi lẻ ( LCL). Hãy tham khảo bài viết chi tiết về 09 Bước cơ bản cho hàng sea tại đây nhé.

Xem thêm: VGM Là Gì, Hiểu Đúng Về VGM Trong Xuất Nhập Khẩu

Bất kỳ hoạt đông xuất, nhập khẩu trong quy trình logistic cơ bản áp dụng với hàng nhập, xuất Sea đều thực hiện theo những bước này, nhiều chủ hàng do chưa nắm rõ nghiệp vụ, không có phương tiện vận tải, nhân lực  thường áp dụng hình thức thuê các công ty dịch vụ vận tải.

Tuy nhiên, là chủ hàng dù đã thuê forwarder bạn nên tìm hiểu rõ về quy trình làm hàng để hạn chế tối đa những lãng phí không cần thiết khi khai thác hàng.

I. Quy trình làm hàng xuất nhập khẩu đường biển (FCL, LCL)

Bước 1: Tìm nguồn hàng, đàm phán, ký hợp đồng

Xuất hiện từ nhu cầu tiêu thụ, cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp mình mà chủ hàng, nhà nhập khẩu sẽ đưa ra những điều kiện có lợi nhất cho mình. Sau khi thống nhất về những điều kiện này 2 bên sẽ ký hợp đồng dựa trên điều khoản của incoterm, lời khuyên cho các bạn nên sử dụng phiên bản incoterm 2010/.

Bước 2: Xin giấy phép xuât khẩu

Hiểu nôm na như vậy lần đầu xuất khẩu hàng hóa chủ hàng phải tìm hiểu loại hàng của mình thuộc diện nào ( hỗ  trợ giảm thuế, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt…) từ đó có căn cứ để xin các loại giấy phép xuất khẩu cần thiết như C/0, C/Q….

Bước 3: Đặt Booking vận tải chờ lệnh lấy container rỗng

Trong bước này thường là doanh nghiệp sử dụng dich vụ vận tải logistic thì nhân viên mua hàng sẽ có trách nhiệm theo dõi tình trạng hàng từ  bên Forwarder, phối hợp chuẩn bị chứng từ cần thiết để hàng đi đúng tiến độ.

Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn như: Samsung, FPT… sẽ liên hệ với hãng tàu để đặt hàng cho doanh nghiệp mình.

Lưu ý: Hàng bạn xuất cần biết rõ là Xuất CIF hay FOB

  • Vì hàng xuất CIF cần đổi booking confirmation ( phiếu đổi lệnh ) để lấy cont và chì.
  • Hàng xuất FOB thì  thay bằng Transport Confirmation sau đó đổi lấy Booking, sau đó làm tương tự như CIF

Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất

Khi chốt đơn hàng chủ hàng sẽ lên kế hoạch sản xuất. Đồng thời nhân viên chứng từ sẽ lên lịch  lấy cont, đóng và kiểm tra hàng trước khi kẹp chì. Để có thể đóng gói hàng hóa đúng quy chuẩn, không bị thừa, thiếu gây xô lệch hàng khi vận chuyển doanh nghiệp cần tuân thủ theo phiếu đóng gói container (VGM) .

Bước 5: Đóng gói hàng, đặt mã vạch chuyên chở hàng

Thực tế trong vận tải có 2 trường hợp đóng hàng tại kho và đóng hàng tại cảng ( terminal).

  • Trường hợp đóng hàng tại kho cần lưu ý về số cân kiện, pallet, kích thước, ký hiệu tên từng kiện hàng, gross weight, net weight…. Đối với hàng đi lẻ LCL se có shipping mark để đánh dấu hàng tránh nhầm lẫn trong quá trình lấy hàng từ container, nhà nhập khẩu dễ dàng nhận và kiểm tra hàng. Điền đầy đủ thông tin trên lô hàng theo khách hàng yêu cầu . Các thông tin thường là: Tên hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, hướng dẫn bảo quản….
  • Th2: Đóng hàng tại bến- cảng: Trường hợp này hay áp dụng vơi hàng lẻ. Đặc thù là cần xuất trình giấy tờ, thủ tục phức tạp mất chi phí thuê nhân công tại cảng để đóng hàng dưới sự giám sát của nhân viên bên mình.

Hàng đóng tại cảng mất nhiều chi phí do doanh nghiệp phải thuê cảng vụ làm hàng

Hàng đóng tại cảng mất nhiều chi phí do doanh nghiệp phải thuê cảng vụ làm hàng

Bước 6: Mua bảo hiểm lô hàng

Chủ hàng cần hiểu bản chất hàng hóa của doanh nghiệp để quyết định có nên mua bảo hiểm vì đây là yếu tố không bắt buộc. Trị giá bảo hiểmđược tính theo 2% tổng giá trị hàng hóa.

Bước 7: Thông quan chứng từ cho lô hàng

Trường  hợp hàng đóng trong kho thì làm thủ tục hải quan sau khi giao hàng. Còn hàng đóng tại cảng thì đăng kí làm thủ tục hải quan trước khi cont được hạ

Giấy tờ cần chuẩn bị mở tờ khai gồm:

  1. Giấy giới thiệu nhân viên giao nhận
  2. Giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp 2 bản
  3. Tờ khai hải quan 2 bản theo mẫu
  4. Hợp đồng, invoice, packing list
  5. Chứng minh thư của người được cử đi mở tờ khai
  • Đăng kí tờ khai:  Thực hiện theo hướng dẫn tải cơ quan hải quan
  • Đóng phí: phí làm thủ tục hải quan
  • Lấy tờ khai: Số cont và seal sẽ được ghi vào mặt sau của tờ khai
  • Thanh lý tờ khai:  Nhân viên khai báo đưa tờ khai được duyệt cho nhân viên thương vụ cảng kiểm tra cont và seal đã được hạ chưa và hạ đúng không
  • Vào sổ tàu: thông tin hàng hóa được ghi lại nhật ký tàu chuyến
  • Thực xuất tờ khai hải quan:  làm thủ tục xuất lô hàng sau khi đã giao hàng cho khách.

Bước 8: Đưa hàng lên tàu

Hàng được thông quan,chứng từ sẽ cung cấp cho hãng tàu toàn bộ những thông tin về lô hàng xuất trước giờ cắt máng( cut off time) để hãng tàu hoàn thiện xếp hàng và giao lại cho người gửi hàng vận đơn gốc từ hãng tàu phát hành.

Bước 9: Thanh toán tiền hàng

Chủ hàng đồng thời hoàn thiện bộ chứng từ hàng xuất gồm: Invoice, PL, House Bill hoặc Master Bill, Co tùy vào mối quan hệ giao thương mà chủ hàng sẽ chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Đàm phán là khâu quan trọng trong ký kết giao dịch xuất nhập khẩu

Đàm phán là khâu quan trọng trong ký kết giao dịch xuất nhập khẩu

Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Tphcm

II. CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA TỪNG DOANH NGHIỆP TRONG QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP SEA

Như đã chia sẻ vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự làm hết được các nghiệp vụ trong quy trình làm hàng xuất, nhập sea nên mình sẽ chia theo từng đầu mục của mỗi nhóm doanh nghiệp. Các bạn  theo dõi để biết mình phải làm những gì nha.

2.1 Khối doanh nghiệp xuất, nhập khẩu

  • Đặt hàng, kiểm tra mẫu, ký kết hợp đồng nhập khẩu: Tiến hành đặt hàng qua mail, fax tất cả những hình thức đặt hàng có liên quan khác ….
  • Nhận mẫu hàng, lưu lại mẫu, kiểm tra chất lượng hàng hóa, tìm hiểu những thông tin có liên quan tới hàng hóa nhâp khẩu áp dụng cho lần đầu nhập hàng
  • Đặt cọc, thanh toán tiền mua hàng: Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nêu rõ yêu cầu số lượng hàng hóa ( đơn giá, vận chuyện hình thức, giá nhập , chất lượng, địa điểm, thời gian, các yêu cầu khác nếu có…)

Lưu ý: Khi đặt cọc thanh toán tiền hàng  thường xử dụng 2 hình thức thanh toán phổ biến nhất là T/T  và L/C vì đảm bảo được lợi ích tối đa cho doanh nghiệp nhập khẩu.

  • Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Khi lựa chọn đơn vị vận chuyển cần xác định rõ tuyến hàng nhập khẩu, đơn vị vận tải phù hợp FWD uy tín, check giá của nhiều bên khác nhau … Sau khi chốt giá sẽ ký hợp đồng vận chuyển – Mua bảo hiểm hàng hóa ( Nếu cầu thiết).

Sau khi Thuê FWD: Doanh nghiệp nhập khẩu nhận thông báo hàng đến A/N từ FWD:

– Kiểm tra thông tin. Đóng các chi phí

– Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan gồm có:

  1. Hợp đồng, Invocie, Packing List
  2. Lệnh giao hàng, ủy quyền nhận hàng
  3. C/O, C/Q, BIl …
  4. Chứng từ kiểm dịch nếu có
  5. Các loại giấy phép kiểm dịch, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng….
  • Làm thủ tục hải quan, nộp thuế, nhận hàng.

Phân lớn các doanh nghiệp này đều thuê dich vụ vận tải

Phân lớn các doanh nghiệp này đều thuê dich vụ vận tải

2.2: Khối doanh nghiệp vận tải, hãng tàu – CARIERRS

  • Nhận bộ chứng từ qua mail (Pre-Alert : Tên tàu, số hiệu, hàng hóa, thuyền viên…)
  • Khai báo Manifest (Manifest là bản lược khai hàng hóa của người vận chuyển bao gồm cả hãng tàu và forwarder , phải gửi ngay sau khi hàng đi và khai báo trước khi nhận hàng tại cảng đích. Hải quan dùng để quản lý hàng hóa nhập khẩu).
  • Phát hành lệnh giao hàng: lập A/N gửi khách hàng theo MBill, phát lệnh giao hàng, cập nhật thông tin trên hệ thống.

2.3: Khối doanh nghiệp làm dich vụ logistic – FORWARDER

  • Nhận A/N từ Hãng tàu
  • Nhận bộ chứng từ qua mail (Pre-Alert : M.B, H.B, Manifest, Debit,…)
  • Khai báo Manifest
  • Đóng các phí có liên quan đến hàng nhập từ hãng tàu, nhận lại lệnh giao hàng từ hãng tàu phát hành sau đó phát hành ủy quyền nhận giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu.
  • Phát hành lệnh giao hàng. – Cập nhật lại tình trạng giao hàng đến đại lý.
  • Nhiều trường hợp forwarder làm dịch vụ trọn gói cho chủ hàng sẽ làm hết những nghiệp vụ đã nêu tại mục 2.1

Trên đây là những chia sẻ của mình về quy trình làm hàng xuất, nhập khẩu đường biển. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Xin cảm ơn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *