Chuyển tới nội dung
Trang chủ » SOC,COC trên bill là gì, tính phí này như thế nào cho đúng nhất

SOC,COC trên bill là gì, tính phí này như thế nào cho đúng nhất

  • bởi

SOC và COC là gì tại sao có phí này và thuật ngữ này show trên bill có giá trị  thế nào, cụ thể ra sao với người mới băt đầu học xuất nhập khẩu thật quá khó hiểu. Đừng lo chỉ cần 10 phút đọc bài viết thật nghiêm túc bạn sẽ bỏ túi được kha khá kiến thức thú vị SOC và COC cũng như hiểu rõ bản chấtại  đây.

Xem thêm: Kiểm Hóa Là Gì, Hàng Kiểm Hóa Thủ Tục Có Phức Tạp Không?

Nhiều người mới vào nghề thì nhận chứng từ có thấy phí SOC hoặc phí COC và không biết đây là loại phí gì bản chất của nó tai sao lại thu, ai thu và tính thế nào?

SOC và COC dễ gây nhầm lẫn với người mới băt đầu tìm hiểu xuất nhập khẩu -logisticsRed freight container isolated on white background

SOC và COC dễ gây nhầm lẫn với người mới băt đầu tìm hiểu xuất nhập khẩu -logistics

I. SOC và COC  là gì

SOC và COC phát sinh phí từ Container ( Thùng chứa hàng áp dụng với hàng biển và cả hàng air) nhưng thường là hàng air.

  • SOC – Shipper Owned Container: vỏ container được sở hữu bởi chủ hàng- công ty FWD…
  • COC – Carrier Owned Container: vỏ container được sở hữu bởi hãng tàu  như : Mearsk,  One, CMA, Evergreen..

Như vậy phí COC  là phí mà hãng tàu thu của chủ hàng khi sử dụng container của họ để chở hàng:

Phí này sẽ bao gồm các loại phí như: phí cược vỏ container, phí sửa chữa containter  nếu phát sinh hư hỏng, phí lưu container tại bãi quá hạn (DEM/DET), phí thuê container cụ thể phí này từng hãng tàu sẽ có mức tính riêng tuy nhiên không chênh quá nhiều

Nếu chủ hàng có container sẽ chỉ phải đóng phí thuê bãi Storage charge ( Miễn phí Demurrage Charge - Phí thuê cont) phí thuê cont, phí thuê bãi

Nếu chủ hàng có container sẽ chỉ phải đóng phí thuê bãi Storage charge ( Miễn phí Demurrage Charge – Phí thuê cont)

Còn Phí SOC là phí sử dụng container của chủ hàng phải trả cho chủ sở hữu cont đó là shipper hoặc chính chủ hàng. Phí SOC này có thể thương lượng, hoặc không mất phí tùy vào tính chất quan hệ mua bán vầ cont đó có phải của chủ hàng không.

1.1 Nguyên nhân phát sinh  phí SOC và COC trong xuất nhập khẩu

Có bao giờ bạn tự hỏi hãng tàu nhiều cont thừa như vậy mà chủ hàng hoặc shipper vẫn mua thêm container  làm gì? Có phải mang củi vào rừng.

Nếu xét về phương diện kinh tế bạn sẽ thấy điều dễ hiểu  khi  doanh nghiệp tự mua cont mới như sau:

Chí phí các loại cont sử dụng thường gặp như cont 20 feet từ 1300 -2000 USD tùy tính chất chủng lại cont

Cont  40 feet có giá từ 1800USD -3000 USD. Một khoản tiền khá lớn nếu chủ hàng tự mua cont cho mình nhưng nếu thuê cont của hãng tàu nhiều khi hàng phải sử dụng cont lâu có trường hợp lên tới vài tháng thì bạn sẽ thấy giá hãng tàu charge cho phí thue cont (DEM/DET) là 17USD/ ngày với cont 20ft thời gian DEM/DET này được tính trong 50 ngày. Lô hàng đi 4 Cont 20ft như vậy bạn có thể tính được phí COC mà  hãng tàu charge với chủ hàng là: 17*50*4= 3.400 USD.

Nếu hàng thường xuyên thì  chẳng đời nào chủ hàng muốn chịu phí đó từ hàng tàu mà họ sẽ mua luôn container cho mình.

Container quá hạn DEM/DET sẽ phát sinh thêm rất nhiều loại phí là căn cứ để chủ hàng mua riêng container Hàng đóng trong container xác định căn cứ tính cước theo khối lượng và thể tích

Container quá hạn DEM/DET sẽ phát sinh thêm rất nhiều loại phí là căn cứ để chủ hàng mua riêng container

Về việc mua container thì  có thể là chủ sở hữu hàng thực thụ hoặc bên làm dịch vụ vận tải –Forwader nhé.

Trong trường hợp FWD sở hữu cont thì phí SOC họ tính với chủ hàng  sẽ khác giẻ hơn hoặc không tính phí đối với một số trường hợp có quan hệ mua bán đối tác thân thiết vì phải giữ chân khách hàng.

II. Cước Phí COC và SOC có gì cần lưu ý

Khi nhìn trên B/L thấy ký hiệu SOC thì vỏ cont đó là của người gửi hàng

Còn ký hiêu COC thì vỏ đó là của người vận chuyển(hãng tầu)

2.1 Căn cứ xác định giá cước phí sử dụng container khi tính theo SOC và COC

Về cước phí này sẽ tính theo từng thời điểm, từng chuyến và định mưc cont rỗng hãng tàu có mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn SOC.

+ Nếu tại cảng xếp (POL) số vỏ cont của hãng tàu thiếu thì họ sẽ khuyến khích chủ hàng sử dụng vỏ của mình lúc này  SOC freight < COC freight

+ Trường hợp ngược lại tại cảng xếp POD lượng vỏ của hãng đang dư thừa và cần điều chuyển tới cảng dỡ POL hãng ko khuyến khích đi vỏ SOC–> SOC freight > COC freight

Ngoài ra với một số chuyên hàng địa  hình đặc biệt, không có nhiều chuyến tàu qua lại hoặc có tính bất bất ổn về an ninh, trính trị hoặc quá sâu với đất liền không giáp biển ( Lào) thì hãng tàu sẽ khuyến khích chủ hàng sử dụng cont của mình. Cước COC > cước SOC.

2.2  Nhận biết container của hãng tàu và container của chủ hàng biết đâu là SOC và COC

Khi nhìn  bằng mắt thường bạn sẽ thấy một số đặc điểm phân biệt cơ bản như sau:

Khi mua cont về chủ hàng cần làm thủ tục để thay thế các thông tin trên container đó.

Về số container bạn sẽ gặp các loại số container như:  HLXU, YULU, FESU. TMAU… (cont thường: Chữ U ở dưới là ký hiệu loại thiết bị trong container. Chúng ta thường gặp ký Hiệu U ngoài ra còn có J và Z – U: container chở hàng (freight container)

Container của chủ hàng sẽ có ký hiệu NONE tại phần chữ thay vì các ký hiệu như TEZU, YULU.. thường gặp Container của chủ hàng sẽ có ký hiệu NONE thay vì các ký hiệu như TEZU, YULU.. thường gặpphân biệt SOC và COC

Container của chủ hàng sẽ có ký hiệu NONE tại phần chữ thay vì các ký hiệu như TEZU, YULU.. thường gặp

Đều sẽ phải chuyển xang thành chữ – NONE. Đây là quy định bắt buộc vì nhìn vào số hiệu của Cont người ta sẽ biết nó thuộc sở hữu của hàng tàu nào. Còn Nếu có chữ NONE thì có nghĩa là cont này đã được chủ hàng mua lại và không còn sở hữu từ hãng tàu nữa.

Như vậy bạn đã hiểu được thế nào là COC và SOC rồi, nếu thấy bài viết này hữu ích thì dành 3s vote 5***** trên đầu bài viết để động viên tác giả có thêm động lực viết bài nhé.

Chúc bạn thành công !  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *